ặp nhiệt độ được coi là thiết bị không thể thiếu để theo dõi nhiệt độ trên cơ thể của các bé khi bé bị ốm mà chúng ta cần kiểm tra , nó giúp bạn chẩn đoán được tình hình sức khỏe của bé và mọi người trong nhà. Vậy cách sử dụng nó có khó không, làm sao để có thể sử dụng đúng và hiệu quả nhất thì mời các bạn tham khảo những cách sử dụng cặp nhiệt độ cho đúng nhé.
Điều mà hầu hết các bậc làm cha làm mẹ như chúng ta đều cảm thấy vô cùng lo lắng chính là khi bé yêu nhà mình bị ốm, nhất là khi bé bị sốt. Nhiều trường hợp do không để ý lắm, một số bé bắt đầu có hiện tượng co giật. Điều này cho thấy bé đã bị sốt quá cao. Do vậy, mỗi khi bé nhà mình bị sốt thì điều đầu tiên và quan trọng nhất chính là phải biết chính xác bé nhà mình đang sốt bao nhiêu độ, để từ đó chúng ta có thể đưa ra cho mình những biện pháp xử trí sao cho thích hợp. Để biết được điều đó thì việc mua và dùng nhiệt kế để kiểm tra là một việc vô cùng quan trọng. Nhưng để sử dụng nhiệt kế như thế nào cho đúng nhất thì các mẹ có thể tham khảo qua cách chỉ dẫn dưới đây:
Nên mua loại nhiệt kế nào cho bé
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại nhiệt kế, nhưng tựu trung lại vẫn có hai loại chính là từ thủy ngân và nhiệt kế điện tử.
Nhiệt kế thủy ngân thường được dùng ở các bệnh viện, trạm y tế và hầu hết các mẹ đều mua loại này về kẹp vào nách cho con mỗi khi con bị sốt. Loại này có giá khá rẻ, chỉ khoảng trên 10 nghìn đồng/chiếc. Dùng để đo ở nách là chủ yếu.
Nhiệt kế điện tử: Sự phát triển của khoa học công nghệ giúp loài người ngày càng được sở hữu những thiết bị có công nghệ cao, phục vụ cuộc sống một cách tốt nhất. So với nhiệt kế thủy ngân, loại này có ưu điểm là không dễ vỡ, nếu bé quấy khóc cũng không lo bị rơi vỡ như nhiệt kế thường. Thứ nữa, nhiệt kế điện tử có thể đo ở miệng, nách, háng, hậu môn, âm đạo, trán, tai nên rất tiện cho mẹ.
Nếu đo ở hậu môn, kết quả luôn chính xác nhất, tuy nhiên, nó khiến bé khó chịu và bạn cũng phải biết cách. Nếu sử dụng loại đo trán bạn sẽ dễ dàng đo được nhiệt độ cho bé và bé cũng không phải khó chịu, thời gian chỉ mất 1 – 2 giây chứ không mất nhiều thời gian như ở nhiệt kế thủy ngân.
Cách cặp nhiệt độ cho bé
Nếu nghi ngờ bé bị sốt nên để bàn tay vào trán bé, nếu có cảm giác nóng rực, tức là bé đã sốt. Khi đó, ta nên cặp nhiệt độ để biết chính xác bé sốt bao nhiêu độ: sốt vừa khi nhiệt độ là 37,8ºC; sốt cao khi nhiệt độ trên 38,5ºC; sốt cao ác tính khi nhiệt độ trên 40,5ºC – 41ºC.
*Cách đo thân nhiệt cho bé
– Đo ở hậu môn ((sử dụng nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử): Lấy ống đo nhiệt độ đã lau rửa sạch, vẩy ống để mức thủy ngân xuống dưới 36ºC rồi bôi một ít dầu vaseline vào đầu ống. Đối với bé sơ sinh, đặt bé nằm ngửa, một tay nắm lấy 2 chân bé giơ lên còn tay kia đút hết phần đầu có đựng thủy ngân bên trong. Làm xong động tác này, tiếp tục giữ phần còn lại của ống đo trong tay. Chú ý cần bôi trơn hậu môn của bé bằng dầu vaseline. Đối với bé lớn hơn, bé nên nằm sấp, bạn đút ống đo nhiệt độ từ từ vào hậu môn của bé. Thời gian để nhiệt kế trong đó ít nhất là 2 phút. Cần chú ý bôi dầu vaseline vào đầu ống đo và đút từ từ vào hậu môn bé. Động tác này, nếu làm mạnh hoặc vội vàng có thể làm xây xát bên trong hậu môn và chảy máu.
– Đo ở nách (Sử dụng nhiệt kế số, nhiệt kế thủy ngân)
Phương pháp này dễ thực hiện và thuận tiện hơn so với cách đo nhiệt độ hậu môn. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là kết quả kém chính xác hơn so với các phương pháp khác. Số đo nhiệt độ đo ở nách thường thấp hơn số đo nhiệt độ hậu môn khoảng 0,5ºC.
Chú ý: Để có được số đo chính xác nhất, trước khi đo nhớ vẩy ống nhiệt xuống dưới 35,5ºC (hay bấm nút cho đến lúc có số 0 ở máy điện tử). Khi đặt ống nhiệt vào nách bé, phải đảm bảo kẹp đúng giữa phần da. Chờ tối thiểu 5 phút với ống thủy (hay đến khi có tiếng bíp của máy điện tử) mới đọc kết quả, cộng thêm 0,5ºC để có được thân nhiệt trung tâm (thân nhiệt nách thấp hơn thân nhiệt trung tâm 0,5ºC).
Chú ý: Để có được số đo chính xác nhất, trước khi đo nhớ vẩy ống nhiệt xuống dưới 35,5ºC (hay bấm nút cho đến lúc có số 0 ở máy điện tử). Khi đặt ống nhiệt vào nách bé, phải đảm bảo kẹp đúng giữa phần da. Chờ tối thiểu 5 phút với ống thủy (hay đến khi có tiếng bíp của máy điện tử) mới đọc kết quả, cộng thêm 0,5ºC để có được thân nhiệt trung tâm (thân nhiệt nách thấp hơn thân nhiệt trung tâm 0,5ºC).
– Đo ở tai (Sử dụng nhiệt kế điện)
Ưu điểm của phương pháp này là ít gây khó chịu cho bé, cho kết quả nhanh hơn và không gây nguy hiểm (không làm thủng màng nhĩ). Tuy nhiên, số đo có thể dao động nếu cha mẹ đặt nhiệt kế không đúng vị trí. Để đo được chính xác ta làm như sau:
Đặt bé ở tư thế ngồi thẳng đứng. Bé dưới 1 tuổi ống tai xu thế hướng ra trước, do đó khi đo phải kéo vành tai ra hướng sau so với lỗ tai. Bé trên 1 tuổi thì ống tai có xu hướng chúc xuống nên khi đo phải kéo vành tai lên trên. Nhiệt độ hai bên tai trái và phải không giống nhau, do đó phải đo một bên nhất định.
Đặt bé ở tư thế ngồi thẳng đứng. Bé dưới 1 tuổi ống tai xu thế hướng ra trước, do đó khi đo phải kéo vành tai ra hướng sau so với lỗ tai. Bé trên 1 tuổi thì ống tai có xu hướng chúc xuống nên khi đo phải kéo vành tai lên trên. Nhiệt độ hai bên tai trái và phải không giống nhau, do đó phải đo một bên nhất định.
Mỗi loại lại có một cách sử dụng khác nhau, các mẹ hãy đọc và tìm hiểu thật kĩ rồi mới thực hiện kiểm tra hay cặp nhiệt độ cho con mình nhé. Vì cặp nhiệt độ có thủy ngân bên trọng, nên bạn hết sức chú ý và đề phòng khi để bé sử dụng nhé!
ST.
Hotline: 0903715178 (Thịnh)
Đăng nhận xét